Tuesday, February 28, 2012

Đặc Sản Miền Trung Qua Ca Dao Tục Ngữ

Dải đất duyên hải miền Trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán, thổ săn khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng. Bởi vậy, nhiều đặc sản từng vùng, từ món ăn bình dân cho đến các loại sơn hào hải vị được khách sành ăn chọn lựa, phẩm bình. Nhiều đặc sản đã nổi tiếng từ ngàn xưa và đã đi vào văn học dân gian.
Nhân dịp Xuân về, Tết đến xin mượn mấy dòng ca dao, tục ngữ để giới thiệu cùng bạn đọc bốn phương các loại đặc sản của miền Trung đã được ông bà ta chọn lựa và truyền tụng qua nhiều thế hệ :

Ở Thanh Hóa có:
Hà Trung mạch phạn
Ngự lĩnh kê thang (Huế)

(Cơm nếp Hà Trung
Cháo gà núi Ngự)



Hoặc ở Nghệ An xưa nay nổi tiếng với:

Cam xã Đoài
Xoài Bình Định

Hay:
Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút,
nhớ Nam đàn thơm tương.
"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn"
đã gợi nhớ biết bao kẻ tha hương. Ở vùng đầu nguồn Lam Giang, còn có những đặc sản của vùng cao như :
Tiếng đồn cá mát sông Găng,
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.



Vô đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, là những món "thượng thừa" trong khoa ẩm thực.
Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý...




Đến Thừa Thiên - Huế, sẽ được dịp thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon:

Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trắng cung diên
Nhãn lồng phụng tiêu
Đào tiên Thế miếu
Thanh trà Nguyệt biếu
Dâu da làng truồi
Hạt sen hồ Tịnh...


Khi táo xứ Quảng thì được dịp thưởng thức tiếp các món:

Nem chả Hóa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam kỳ...

ở thượng nguồn Quảng Nam - Đà Nẵng còn có:
Quế sơn cam mít mấy từng
Thương bòn bon Đại lộc, nhớ rượu cần Trà mi

Trái bòn bon hay còn gọi là trái Nam trân rất quý hiếm, ngày xưa thuộc loại "tiến kinh", nay thì được nhắc nhở qua câu hò tâm tình mà ý nhị:

Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng...



Trong khi cô nàng ôm duyên ngồi đợi thì các bạn đã lặn lội vào đất Quảng Ngãi nổi tiếng với món "don", ngon nhất là "don Vạn Tượng"

Cô gái làng Son, Không bằng tô don Vạn tượng!

Và, một đặc sản của vùng sông nước không thể bỏ qua, đó là "cá bống" sông Trà Khúc.

Em đi em nhớ quê nhà, Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu

Còn món ngọt nổi tiếng thời có:

Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh.



Nói chung, xứ Quảng nổi tiếng là đất mía đường, các bạn sẽ được người đẹp ở đây mới đón hết sức ngọt ngào như mật:

Ai về Quảng Ngãi quê ta,
Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền Đến Bình Định, quê hương miền đất võ, thì có:
Gỏi chính Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua chợ huyện



Và thêm món chả cá Đề gi được mọi người ca tụng:

Ai về qua cửa Đề gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành

Bình Định còn là quê hương của xứ dừa Dừa Tam quan mọc như rừng, với câu ca truyền tụng từ bao đời naỵ

Công đêm công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan

Từ xưa, Bình Định là xứ lắm cá mắm. Nước mắm ngon thì không đâu bằng:

Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi

Nhiều nhất là cá chuồn, phải nhắn nhủ người vùng cao Tây Nguyên - nơi có nhiều măng le ngon - đem về miền biển để trao đổi, mua bán:

Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gửi lên

Từ Bình Định vượt đèo Cù Mông vào đất Phú Yên - nơi nổi tiếng có xoài ngon Đá Trắng - được nhắc nhở qua câu:

Xoài Đá Trắng
Sắn Phương lụa




Phú Yên cũng là xứ mía đường, nhiều chẳng thua gì Quảng Ngãi - nhất là vùng La Hai, Đồng Bò.

Tiếng đồn chợ Xẩm nhiều khoai,

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường


Nổi tiếng nhất phải kể đến sò huyết ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An và cước cá Phú Câu ở thị xã Tuy Hòa, đã được thi sĩ Tản Đà ca tụng:

"Phú câu cước cá, Ô Loan miếng hàn"

Vô Khánh Hòa, nơi có nhiều di tích danh lam, phảng phất những nét kiến trúc của nền văn minh Chămpa, có thành phố Nha Trang thơ mộng .... cũng có lắm hải vị sơn hào, như:

Yến sào hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình ba (Cam Ranh)
Nai khô Thiên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy triều (Cam Ranh)



Vào đến Phan Rí, Phan Thiết là quê hương của cá mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cà mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà và dí dỏm:
Cô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên...


Đất đai miền Trung khô cằn, đồng bằng thì nhỏ hẹp nhưng biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm miếng ngon vật lạ, sản vật khắp miền .....


Sưu tầm

Wednesday, February 22, 2012

Luiz Inácio Lula da Silva


Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945,tại  1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil- Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường ,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và  thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xế chiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần  đến chiếu cố,3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào  3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó ,không biết quyết định chọn đứa nào.Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng „
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.  

 Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói !“
Đứa khác nói: „ Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay ,mẹ cháu lại đang bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay ,nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .
Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc ,rồi nói : “Nếu cháu được  ông cho kiếm 2 đồng này ,thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”
Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.
Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thânnhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ông sẽ  hài lòng”
 Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc ,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.
 Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối .
Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp ,nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn ,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.
Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những  người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm 45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.
Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này .Và đắc cử làm Tổng Thống  xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :
-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!
Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên  nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống vừa giải nhiệm vào 31.12.2010 này .

Sinh hoạt cuối năm PD219-NKT

Đặng Quỳnh Phi Đoàn 219 ( sau những năm dài chinh chiến )
Qua Cơn Mê / Duy Khánh


 Anh Chị Nguyễn Hữu Thọ từ Indiana về thăm Nam Cali
 ( Tất Niên 2011)
Nhiếp ảnh gia Kingbee Hồng thân tặng
Gia Đình 219-NKT sum họp cuối năm ăn bánh Chưng do Anh Chị Quỳnh 219 khoãn đãi


Quảng-cáo du-lịch Trên bích-chương, một công-ty du-lịch Việt-nam quảng-cáo: "Đất nước chúng tôi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp không thể tả, du-khách đã đến thì không thể dời chân."
Không biết ai đó viết nguệch-ngoạc thêm mấy chữ: "Chẳng hạn như Hoàng-liên-sơn, nơi mà những người cải-tạo miền Nam được chỉ-định cư-trú một tháng, vậy mà có người đã ở lại mười năm và nhiều người khác vĩnh-viễn không về nữa."

Wednesday, February 1, 2012

Gai Binh Dinh


Ai ra Bình Định mà coi
Con gái Bình Định ra oai đá chồng!!!

Cho chừa mèo mả gà đồng
Tau đá một phát lòi tròng nghe con!