Monday, April 30, 2012

đọc suy gẫm: 30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ, tác giả Trọng Đạt tổng kết một số diễn biến và những trận đánh của những ngày cuối. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.


…Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã.
Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân
Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đã bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.
BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
- Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài Gòn. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh còn nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ý dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đình binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.

Phù hiệu Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư Lệnh cuối cùng của sư doàn 18 BB. Ông cũng là vị Tư Lệnh chiến trường của mặt trận Xuân Lộc. Trong những ngày tháng Tư, chỉ huy Sư Đoàn 18 và các Lực Lượng bạn đánh một trận đánh để đời tại Long Khánh, Xuân Lộc. Dù bị lép vế với số quân áp đảo của quân chủ lực cộng sản, chiến thuật biển người, nhưng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham chiến đã anh dũng can trường, bẽ gãy mọi mưu toan tấn công của địch. Xuân Lộc vẫn oai hùng đứng vững hiên ngang cho tới khi thay đổi chiến thuật.
Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xã bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đã phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mãnh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ngòi nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.
Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xã, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xã nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến phòng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đã pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mãnh không lùi một bước.
Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.
- Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.
- Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đã có kế hoạch cho di tản gia đình binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức phòng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.
Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu còn có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.
Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long bình. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.
Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ còn 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, còn lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.
Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.
Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Người phi công chiến đấu cuối cùng. Hình dưới: Phi Cơ AC-119K của Không Lực VNCH bị rớt trong ngày 29-4-1975.


30-4 Binh sĩ VNCH ngăn địch trên cầu xa lộ (Tân Cảng)

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.
Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.
Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.
Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.
Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.
Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.


Mặt trận Ngã Tư Bảy Hiền, Tổng Tham Mưu, những chiến sĩ Biệt Kích 81 Dù bắn cháy xe tăng cộng sản ngay tại cổng Phi Long (cổng vô phi trường Tân Sơn Nhất), Lăng Cha Cả. Hình dưới: Các chiến sĩ binh chủng Biệt Động Quân được điều động trấn giữ tại mặt trận Phú Lâm.


Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần vì thấy phòng tuyến của ta đã sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đã vào sát thành phố không hy vọng cứu vãn được tình thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.
Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến “cứ tiến thẳng vào Sài Gòn tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá ký giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm hình ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.
“Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành.”
Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn.
“Các ông còn cái gì nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện”.
Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. Vì là một bọn nhà quê, VC không biết một tí gì về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ ký giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.
“Các anh phải hàng hết.”
Chúng ta thấy rõ các thanh niên xuất thân từ một xã hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.
Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.
Một vị sĩ quan với nhiều suy tư sau khi nghe lịnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh qua radio. Hình bên: Cảnh trong sân Dinh Độc Lập sau khi việt cộng vào.


Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam thì, trước khi tự sát ông đã thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.
Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử vì chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra còn nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không còn lối thoát.
Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn phòng.
“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm.”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

Di tản tại Bến Bạch Đằng. Sau ngày 30-4, đất nước toàn bộ rơi vào tay cộng sản. Những cuộc vượt biên, vượt biển kinh hoàng, liều chết đi tìm Tự Do của người dân Việt Nam cũng bắt đầu.


Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ý với quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài Gòn thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.
Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp tình huống vì dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho mình và đi bầu Quốc Hội VC thì thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lãnh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH thì lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó còn huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.
Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của ta đã hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng.”
Như thế mọi việc đã được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đã đến tay mà ông không phất được thì chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “cái núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.
Phần thì ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần vì đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lãnh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đã “tẩu vi thượng sách”, cha chung không ai khóc… Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.
Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.
Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã gần 30 năm.
Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.
Trọng Đạt

Friday, April 27, 2012

Lời Tình Buồn / Hoàng Thanh Tâm / Quỳnh Lan Ca và Guitar

Mùa hoa Ngô đồng ở Huế

Cổ thi Trung Hoa thường đề cập đến một loại cây quí phái, có hoa thuộc loại “vương giả chi hoa”, đó là cây Ngô Đồng qua câu cổ thi :
Ngô Đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
(Một lá ngô đồng rụng. Cả thiên hạ biết mùa thu tới)
 
 
Ở Huế xưa kia, Ngô Đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Sách Đại nam nhất thống chí còn ghi lại: "Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đưa từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện". Cầm lá lên núi tìm cây ngô đồng về xuôi, khác nào mang cây ngô đồng trong huyền sử, trong thi ca về trồng trên đất Thần Kinh.
Ngô đồng trong Đại nội
 
Theo truyền thuyết, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Nhà vua biết phụng là chúa của các loài chim, do vậy cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất, là 1 gỗ linh có thể chế được đồ nhã khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn để phân tam tài (thiên-địa-nhân). Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô, chọn ngày tốt, gọi người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm. Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót… (theo truyện tích Bá Nha &Tử Kỳ ).

Cũng do xuất phát từ một huyền thoại "vương giả" như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng, đó là trong Hoàng thành và ở các lăng vua nhà Nguyễn. Thậm chí, cây Ngô Đồng qúi đến nỗi vua Minh Mạng cho khắc hình lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.
Cây Ngô đồng được khắc trên Du đỉnh của Cửu Đỉnh
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm thì hiện nay 8 cây ngô đồng sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu không phải có từ thời Minh Mạng mà tuổi cây chỉ vài ba mươi năm trở lại đây. Trong 8 cây ngô đồng ấy chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18m, đường kính tối thiểu là 0,7m. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại. Do cây thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc bão. Ở công viên Tứ Tượng, ngày xưa có một cây Ngô đồng rất lớn, theo lời kể thì nhiều người dân đã nhìn thấy chim phượng hòang về đậu ở đó. Năm 1985, trong cơn bão lớn, cây Ngô đồng ấy đã đổ. Hiện nay ở góc công viên ấy vẫn còn một cây Ngô đồng khác, bây giờ nó đã cao lớn, ra hoa đã nhiều năm.
Cây Ngô đồng đang ra hoa trong công viên Tứ Tượng
(chụp ngày 15/5/2011)


và bên kia sông cạnh chân cầu Phú Xuân một cây Ngô đồng khác cũng đang trổ bông.
Hoa ngô đồng như một tấm màn hoa, sắc hồng phấn chen lẫn tím phớt nhạt nhìn giống đuôi chim phượng hoàng nhảy múa khoe sắc kiều diễm. Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng hay nhất chính là lúc nắng ấm. Cánh hoa uốn cong và chụm lại như lồng đèn. Hoa nhỏ, thường mọc thành từng chùm. Phân biệt tuổi đời của ngô đồng bằng cách quan sát số lượng lá trên cây. Ngô đồng còn non lúc ra hoa có chen lẫn lá. Ngô đồng già thì không, cả cây trút hết lá để dồn sức cho những “tấm áo hoa” đẹp đến mê hoặc.
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm, cây ngô đồng Huế thuộc chi Firmiana, là một thứ biến chủng (Variaty) của loài ngô đồng, có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm hoa hơi khác, toàn bộ trục hoa tự và đài hoa đều được phủ đầy lông màu tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím giống cây anh đào, trông rất đẹp. Ở những cây đã thành thục sinh học, hoa nở rộ sau khi cây đã rụng lá toàn phần, do vậy toàn cây chỉ có hoa. Khác hẳn cây ngô đồng vẫn mọc ở phía bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc, có hoa vàng và trắng vàng.


 
Ngô Đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa . Lúc đó, Ngô Đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian. Cũng chính vì vậy nên nếu Ngô đồng trồng riêng trên một con đường thì tuy sẽ rất đẹp lúc ra hoa nhưng sẽ không đủ bóng để che mát cho người ở xứ sở nắng nóng này. Sẽ đẹp hơn nếu Ngô đồng được trồng xen kẽ, tô điểm các chùa chiền, các cung điện trong thành nội, những công viên trong thành phố.

Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm xem hoa Ngô Đồng để tự mình chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này, sẽ thấy hương thời gian đọng lại.
Ngô đồng là loài cây để lại nhiều vương vấn trong lòng thi nhân mặc khách. Đỗ Phủ trong những ngày lang thang bên sông Hoàng Hà, quá say mê vẻ đẹp của ngô đồng mà viết:

“Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi”

Vua Thiệu Trị thì mê ngô đồng mà hóa thân làm thi sĩ và cho khắc lên bia mộ mình câu thơ về loài hoa cao quý này:

“Ly biên tam kính cúc
Dạ bán nhất thanh ngô”

Thì ra người đã khuất mà vẫn còn vang tiếng lá ngô đồng rơi ngoài hiên vắng.

Nhà thơ Bích Khê nhìn thấy sắc thu buồn xao xuyến qua câu thơ:

“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông”

Lá ngô đồng có hình trái tim hay giọt lệ - những trái tim biết bay, những giọt lệ xoay xoay trong buổi chiều đầy gió khiến ai bắt gặp đều không khỏi thấy lòng bâng khuâng. Lá vàng mấy tháng liền rồi rụng hẳn vào cuối mùa đông. Sang xuân cây mới nở hoa, từ xa nhìn lại là cả một vòm sáng thanh tao giữa đất trời, như làn mây tím trùm lên thành phố. Những buổi sáng ban mai khi sương còn ướt lá, hoa ngô đồng càng thêm huyền ảo, lung linh.
Nguyễn Văn Liêm - Đại Dương


Hoa Ngô Đồng trong Đại Nội
Hoa Ngô Đồng nở rực rỡ bên nhà Hữu Vu



Thấp thoáng sau mái ngói, đầu hồi rồng

Những chùm hoa Ngô Đồng tô điểm thêm cung điện nhà vua

Nhìn Ngô Đồng qua một vạc đồng trước điện Cần Chánh

Khách du lịch đi trong những khung cảnh tuyệt đẹp với hoa Ngô Đồng tại Đại Nội

Cây Ngô Đồng bên trái điện Thái Hòa



Bên thành quách rêu phong
Cây Ngô Đồng trẻ ở công viên Thương Bạc

Một cây khác nở hoa ở công viên Tứ Tượng sát sông Hương

Những chùm hoa màu hồng pha tím nhạt
 
Những tán hoa đẹp
 
 
Hoa Ngô Đồng

Thursday, April 26, 2012

Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge của Mỹ tại Đà Nẵng

Soái hạm USS Blue Ridge của Mỹ tại Đà Nẵng

Không như nhiều người mường tượng, soái hạm Blue Ridge của Hạm đội 7 không trang bị nhiều vũ khí tối tân. Sức mạnh lớn nhất của nó nằm ở hệ thống thông tin liên lạc phục vụ việc chỉ huy cả một hạm đội hùng mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.

Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Soái hạm USS Blue Ridge đang trên đường tiến vào Hải cảng Đà Nẵng
Như tin đã đưa, cùng lúc 3 chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19), USS Chafee (DDG-90) và USNS Safeguard (T-ARS-50) của Hạm đội 7 (Hải quân Hoa Kỳ) đã bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng. Ngoài tàu khu trục mang Hỏa tiển dẫn đường USS Chafee neo ở vịnh Đà Nẵng, hai chiến hạm còn lại là soái hạm USS Blue Ridge và tàu cứu hộ USNS Safeguard đã cập vào cầu Hải cảng số 1 và số 2 Hải cảng Tiên Sa.
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Bắn dây neo tàu vào bờ - Ảnh: HC
Ngay sau lễ đón tàu, đoàn phóng viên báo chí  đã được mời lên thăm viếng Soái hạm USS Blue Ridge. Tại đây, mọi người đã chứng kiến những "sự thật" khá trái ngược với những gì người ta vẫn... mường tượng về các trang bị vũ khí "khủng" trên các chiến hạm thuộc Hạm đội 7.
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Các dấu hiệu chứng tỏ "đẳng cấp" chỉ huy của tàu Blue Ridge - Ảnh: HC
Trung sĩ Aron M. Dinoa, phụ trách truyền thông của soái hạm USS Blue Ridge được phân công đưa đoàn phóng viên đi quan sát cho hay, tàu này được đưa vào chiến đấu từ năm 1970 và trở thành tàu chỉ huy của Hạm đội 7 từ năm 1979. Tàu có trọng lượng rẽ nước 19.609 tấn; dài 194m; sườn ngang sàn tàu 32,9m; mớn nước 8,8m. Động cơ tàu gồm 2 nồi hơi và 1 turbine sang số. Tốc độ của tàu đạt 43 km/h. Tàu được trang bị 2 súng Phalanx CIWS, 4 pháo 25mm Bushmaster, 8 súng máy 50 cal cùng 2 trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk.
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay, trên tàu có đến 2 bộ chỉ huy. Trong ảnh là bộ chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ - Ảnh: HC
Trên tàu có 268 sĩ quan và 1.173 thuỷ thủ. Đặc biệt, tàu có cùng lúc hai bộ chỉ huy, gồm bộ chỉ huy của Hạm đội 7 và bộ chỉ huy của chính tàu Blue Ridge. Rất tiếc khi đoàn phóng viên lên đến buồng chỉ huy thì bộ chỉ huy tàu đang họp tại đây nên không trực tiếp chứng kiến được nơi điều hành hoạt động của một chiến hạm có nhiệm vụ chỉ huy cả Hạm đội 7.
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Sĩ quan, thuỷ thủ trên soái hạm Blue Ridge với trang bị vũ khí khá "khiêm tốn"! - Ảnh: HC
Điểm đặc biệt nhất trên tàu Blue Ridge chính là trung tâm thông tin gồm hệ thống radar hết sức tối tân cùng rất nhiều ăngten, máy tính phục vụ các hoạt động thông tin liên lạc khác nhau, truyền các thông tin mật lẫn thông tin không mật. "Ở đây chúng tôi có năng lực truyền phát thông tin với tốc độ siêu cao, có thể kết nối hội thoại qua truyền hình và 70 đường điện thoại khác nhau. Đây chính là "bộ não" giúp điều hành Hạm đội 7 thực hiện các nhiệm vụ tác chiến rất quan trọng!".
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Sức mạnh lớn nhất của Blue Ridge nằm ở trung tâm thông tin liên lạc - "bộ não" chỉ huy, điều hành hoạt động của cả Hạm đội 7 - Ảnh: HC
PV Infonet phát hiện trên tàu có "quả" gì đó trông như... ngư lôi, nhưng trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay, đó thực chất là một thiết bị mang tính chất phòng ngự, dùng để phóng những chất gây nhiễu đánh lừa tên lửa nếu Blue Ridge bị tấn công. Kể cả hai chiếc máy bay trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk trên tàu cũng chủ yếu phục vụ tìm kiếm cứu nạn, chở lãnh đạo hạm đội đến những nơi họ cần và đưa đón các vị khách VIP đến thăm!
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Sân đáp máy bay và đài chỉ huy máy bay cất hạ cánh trên tàu Blue Ridge - Ảnh: HC
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Với hai chiếc trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk chủ yếu làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và chở lãnh đạo hạm đội - Ảnh: HC
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Quả "ngư lôi" mà PV Infonet "phát hiện" thực chất chỉ là thiết bị gây nhiễu để đánh lừa Hỏa tiển nếu Blue Ridge bị tấn công - Ảnh: HC
Trong khi đó, USNS Safeguard là loại tàu cứu hộ có trọng lượng rẽ nước 3.282 tấn; dài 78m; sườn ngang sàn tàu 15m; mớn nước 4,72m. Tàu có 4 động cơ diesel loại Caterpillar 399, công suất 3MW cùng trục và chân vịt điều chỉnh được. Tốc độ của tàu là 28km/h. Trên tàu có 6 sĩ quan, 94 lính nghĩa vụ, được trang bị 2 súng máy Mk 38,25mm và 2 súng máy .50 cal. Tuy nhiên nhiều nhất trên tàu này là các loại xuồng, phao cứu hộ, cứu nạn...
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Tàu cứu hộ USNS Safeguard cập cảng Đà Nẵng - Ảnh: HC
"Vì là tàu chỉ huy nên tính năng tấn công của Blue Ridge chỉ hạn chế, chủ yếu là chở lãnh đạo của hạm đội đi đến các nước tăng cường hợp tác. Còn USNS Safeguard là con tàu phục vụ chính cho nhiệm vụ của chuyến thăm lần này của Hạm đội 7 Hoa Kỳ đến Đà Nẵng hợp tác huấn luyện phi tác chiến!" - Trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay.
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng
Với giàn radar tối tân và trang thiết bị chủ yếu là các loại cano, xuồng và phao cứu hộ, cứu nạn -