Friday, March 23, 2012

Nhà máy Nguyên Tử tại Việt Nam

Japan to build 2 Nuclear reactor in Vietnam

At summit talks between Japanese Prime Minister Naoto Kan and his Vietnamese counterpart Nguyen Tan Dung in Hanoi on Oct. 31, the Vietnamese side announced that it has chosen Japan as its development partner to build two of four nuclear reactors in central Vietnam. A Japanese campaign to win orders through joint efforts by the governmental and private sectors paid off. Demand for nuclear power equipment and technology in emerging countries in Asia is projected to aggregate to the tune of 100 trillion yen over the next 15 years, and the latest order is expected to be a model of infrastructure-related exports in the future.
Vietnam, whose industrial development has been hampered by power shortages, plans to build and operate 14 nuclear reactors by 2030. Of those nuclear power projects approved by parliament, two reactors each will be built at two locations in Ninh Thuan Province. Russia has won an order to build Vietnam's first two nuclear reactors by sweetening the deal with bilateral military cooperation such as the supply of nuclear submarines.
Japan also went into action, dispatching key economic ministers to Vietnam in a bid to export nuclear power generation technology. After only two months of negotiations, the two countries reached a basic agreement on a nuclear cooperation pact which is necessary for the export of nuclear power-related materials and equipment as well as for nuclear technology transfer. In an effort to help Vietnam promote its nuclear power generation, the Japanese government and the private sector joined forces to establish International Nuclear Energy Development of Japan Co. with funding from three manufacturers of nuclear power equipment - Toshiba Corp., and Mitsubishi Heavy Industries Ltd. - and nine electric power companies.
Japan successfully landed the deal mainly because it met all conditions laid down by Vietnam such as extending brand-new nuclear power technology and financial aid. It is a big feat for Japan, which distinguished itself from South Korea and China aggressively pushing nuclear power deals with bargain prices although it was lagging behind these countries in export campaigns for infrastructure-related deals in newly emerging nations.


Kính thưa quý vị độc giả,
Cách đây một năm, ngày 11 tháng 3 năm 2011, cả thếgiới đều kinh hoàng trước tin tức, hình ảnh về vụ động đất, sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật Bản.

Thiên tai là điều người ta khó đóan trước được và thiên tai có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Cách đây không lâu độngđất tại Nam Dương kéo theo sóng thần khủng khiếp lan tỏa khắp Ấn Độ Dương khiến nhiều trăm ngàn người thiệt mạng. Mới năm 2008, một trận động đất lớn cũng xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến rất nhiều nhà cửa và trường học bị sụp đổ và gây tang tóc cho nhiều chục ngàn người. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có cả trăm trận gió lốc xoáy ta thường gọi là “rồng cuốn” (tornado), có khi quét sạch cả một vùng nhiều chục cây số. Rồi thì các cơn dông bão, ngập lụt, đất lở, núi lửa vẫn xảy ra hằng năm trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam . Ông Trời mà “ra oai” thì con người khó biết trước hoặc chống lại!

Nhưng phần lớn những thiên tai ấy chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn với sự tàn phá tức thời, và con người lại bỏ công của ra sửa chữa, hàn gắn vết thương, khắc phục hậu quả để đời sống trở lại bình thường.

Nhưng trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 tại Nhật thì thật là khủng khiếp vì không những gần 30 ngàn người chết và mất tích, nhiều thành phố ven biển bị quét sạch như những que diêm, mà nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gồm 6 lò nguyên tử lại bị hư hại tới mức có ba vụ nổvà tuôn nhiều chất phóng xạ ra ngoài, khiến người ta lo hậu quả có thể kéo dài cả chục, thậm chí hàng trăm năm. Cả thế giới rung động vì sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân trở nên không thể tin cậy như người ta vẫn thường “bảo đảm.”Tương lai của điện hạt nhân bị nghi ngờ không những tại Nhật mà còn tại khắp nơi trên thế giới.

Chưa ai chết vì phóng xạ tuôn ra khi nhà máy Fukushima Daiichi bị hư hại nặng và bị nổ, nhưng số người bị nhiễm xạ thì lên tới cả ngàn, nhất là các nhân viên lo sửa chữa nhà máy và các nhân viên cứu hỏa và cứu thương cho những người sống gần nhà máy. Ngoài ra, đất cát, mùa màng, và các nguồn nước chung quanh nhà máy cả chục cây số cũng bị nhiễm xạ, khiến không thể dùng được trong nhiều chục năm. Điều mà người dân sợ nhất là phóng xạ nhưma vô hình vô vị trà trộn vào không khí, nguồn nước, gia súc và mùa màng khiến con người bị nhiễm và có thể chịu ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều chục năm, điều mà các nhà y tế gọi là “bệnh sẽ tích tụ và gây ung thư mai sau”.

Trong dịp kỷ niệm một năm tai nạn thảm khốc tại Nhật vào tháng ba này, đài truyền hình Pháp đã làm một phóng sự dài về hậu quảcủa vụ nổ nhà máy Chernobyl gần Kiev (Ukhraine) vào năm 1986 và những gì người dân Nga đã, đang và sẽ gánh chịu do bị nhiễm xạ. Phóng viên cũng nhắc đến các nhà máy điện nguyên tử của các nước khác trong đó có các nhà máy của Pháp. Tuy những nhà máy điện nguyên tử của Pháp chưa bị nổ lần nào, nhưng không ai chối cãi là cũng có rủi ro tai nạn như Fukushima Daiichi và Chernobyl . Trong năm 2011, chỉ có một tai nạn nhỏ tại nhà máy xử lý chất thải nguyên tử tại trung tâm Marcoule thuộc vùng Gard tại miền nam nước Pháp khiến 1 người chết và 1 người khác bị thương. Mặc dù tai nạn này không có phóng xạ tuôn ra môi trường, nó cũng đã làm người dân Pháp quan ngại về sự an toàn của các nhà máy điện nguyên tử hiện đang sản xuất 80% số điện của toàn nước Pháp.

Tại Đức, phong trào không dùng điện nguyên tử đã có từ lâu, nhưng ngay sau tai nạn xảy ra tại Fukushima thì bà thủ tướng Merkel đã tuyên bố là đến năm 2020 - 2022 nước Đức sẽ ngưng hoạt động tất cả các nhà máyđiện nguyên tử. Sau tai nạn Three Mile Island tại Mỹ, dù phóng xạ rò rỉ ra môi trường rất ít, người ta cũng bỏ dở hằng trăm nhà máy điện nguyên tử đang xây. Lý do chính có thể là điện nguyên tử của các nhà máy đó không kinh tế, nhưng nhiều người vẫn cho rằng lý do là làm sao để các nhà máy đó thật an toàn làđiều rất khó và rất đắt tiền.

Trong bối cảnh nghi ngờ và ngưng trệ xây dựng nhà máy điện nguyên tử như vậy tại các nước giầu, nước Việt Nam tuyên bố xây nhà máy điện nguyên tử bảo đảm “an toàn nhất thế giới” tại Ninh Thuận. Sự nghịch lý này là rất đáng để ý tại Việt Nam, nơi kinh tế của người dân thấp hơn kinh tế của Nhật và Pháp cả chục lần, nơi chưa có một đội ngũ chuyên viên nguyên tử làm điện và chưa có thể vận hành một nhà máy điện thông thường như Dung Quất.

Ông Phùng Liên Đoàn là một người có bằng tiến sĩ vềnguyên tử tại trường nổi tiếng Massachusetts Institute of Technology và 40 năm kinh nghiệm hành nghề nguyên tử tại Mỹ, kể cả việc thiết kế nhà máy Brunswick cùng thế hệ với Fukushima. Mặc dầu năm nay ông không viết gì về Fukushima Daiichi vì “đã có nhiều người viết rồi”, ông đã có ý kiến về điện nguyên tử tại Việt Nam từ năm 1999 (khi ông thuyết trình về vấn đề điện nguyện tử tại Hà Nội). Chúng tôi xin đăng tải một vài bài viết của ông Đoàn trong tầm nhìn của một nhà khoa học chân chính hiểu biết về kỹ thuật và kinh tế của điện nguyên tửvà rất tâm huyết với tương lại của nước Việt Nam . Ông Đoàn là chủ tịch ba hội từthiện hướng về Việt Nam từ năm 1989. Đó là Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lâp, và Viện Nghiên Cứu Việt Nam Tương Lai.

Ngoài TS Đoàn, cũng có rất nhiều khoa học gia Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước có ý kiến về việc “nhờ ngoại quốc” xây nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng lại các bài viết đóđể người Việt chúng ta biết ý kiến của các khoa học gia Việt Nam về việc xây nhà máy điện nguyên tử tại nước nhà. Kính mời quý vị theo dõi.


Pháp Quốc, 19.03.2012

Quản Mỹ Lan

---------------------------------------------------------------

Điện Hạt Nhân: Quốc Hội Nên Hoãn Chấp Thuận
Vì Ta Có Thể Mắc Nợ 35 tỉ USD

Phùng Liên Đoàn [1]

Tôi được đọc trên Bauxitevn.net bài viết rất quan trọng của TS Trần Văn Luyến, Trưởng Văn Phòng Đại Diện Ban Chuẩn Bị Đầu Tư Điện Hạt Nhân (ĐHN) Ninh Thuận. Được biết ông Luyến từng công tác tại Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam và nay có nhiều đóng góp trong Báo Cáo Đầu Tư (BCĐT) ĐHN, tôi rất say mê đọc và tìm hiểu những dữ kiện và lý luận của tác giả. Bài viết cũa ông Luyến có thể được coi là phản biện của chính phủ về bài viết “Điện Hạt Nhân Sẽ Đắt Gấp Ba”của tôi (http://www.bauxitevn.net/c/17478.html) vì thế sẽ có sức nặng đặc biệt trong quyết định biểu quyết của đại biểu Quốc Hội.
Ông Luyến trình bầy rành rọt lộ trình của chính phủ là thỏa mãn ba mốc quan trọng do Cơ Quan Nguyên Tử quốc tế (International Atomic Energy Agency-- IAEA) đưa ra, theo tài liệu IAEA NG-G-3.1 (2007). Mốc số 1 là “Sẵn sàng cam kết am hiểu đối với chương trình ĐHN.” Mốc 2 là “Sẵn sàng mời thầu cho ĐHN” và Mốc 3 là “Sẵn sàng chạy hiếu chỉnh và vận hành nhà máy ĐHN đầu tiên.” Theo tác giả, khi Quốc Hội“nhấn nút biểu quyết thông qua, thì quốc gia mới đạt được mốc 1.” Vậy sự bấm nút vào tuần này của Đại Biểu Quốc Hội là quyết định cho phép chính phủ sử dụng nhiều chục triệu USD để tiến tới mốc thứ 2.
Dưới đây tôi xin trình bầy ý kiến là Quốc Hội chưa nên chấp thuận bất cứ một hay hai nhà máy ĐHN nào vì cần tìm hiểu kỹ càng hơn rủi ro phung phí ngân sách trong lộtrình tiến tới mốc 2 và 3, và ĐHN có thể làm quốc gia mắc nợ 35 tỉ USD vào năm 2025. Ngân sách quốc gia vốn đã eo hẹp, Quốc Hội và chính phủ có nhiều việc cấp bách hơn phải tiêu tiền thay vì dùng cho dự án ĐHN. Hơn nữa, ta chỉ cần tiêu một nửa số tiền BCĐT đề nghị mà vẫn tạo được 4000 MW như 4 lò ĐHN vào năm 2025,đồng thời kích thích khoa học công nghệ thực dụng hơn, dùng trí tuệ Việt Nam tốt hơn, và lại tạo được công ăn việc làm cho nhiều triệu người dân.
A. Quốc Hội Nên Biểu Quyết Không Chấp Thuận Báo Cáo Đầu Tư(BCĐT)
Theo ông Luyến, lộtrình của chính phủ là tiến tới có nhà máy ĐHN 4 x 1000 MW tại Ninh Thuận, tổn phí 16 tỉ USD, vào năm 2022-2025. BCĐT loan báo là chính phủ đã sẵn sàng cam kết, chỉ cần Quốc Hội phê chuẩn là xong mốc 1. Nhưng theo tôi, Quốc Hội nên sát hạch thêm cho rõ ngọn nguồn chương trình ĐHN có thực chỉ tốn 16 tỉ USD, có giúp Việt Nam ít bị phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài, và có tạo công ăn việc làm cho người dân không. Tuy ở xa, tôi cũng được biết Quốc Hội còn lo nhiều việc quan trọng cần ngân sách, ví dụ tăng cường và tối tân hóa quốc phòng; tăng cường kiểm soát biển đảo; bảo vệ ngư dân trên Biển Đông; cải tổ giáo dục đột phá từ mẫu giáo tới đại học; giúp người dân xây lại nhà cửa bị tàn phá bởi bão lụt; và làm thêm giường bệnh tại các nhà thương.
Tuy chưa được tham khảo BCĐT, nhưng nhờ được đọc bài viết của ông Luyến phản ảnh các kết luận chính của báo cáo đó, tôi có các ý kiến sau, và mong mỏi trí thức trong nước cũng như ngoài nước, kể cả các công dân làm việc cho chính phủ, phản biện thật sát sao vì chúng ta đều có mục đích làm tốt cho đất nước và cho người dân.
  1. BCĐT chưa am hiểu rõ về tổn phí của ĐHN. Nếu quyết định chấp thuận bây giờ là đưa đất nước vào nợ nần trên 35 tỉ USD sau năm 2025 và giá điện sẽ tăng gấp ba.
  2. Cần phải có hội thảo lấy ý kiến của nhân dân toàn quốc, nhất là giới trí thức, chứ không phải chỉ 4,000 người ở Ninh Thuận, vì ĐHN sẽ gây nợ nần và phí tổn ảnh hưởng tới toàn thể 87 triệu người.
  3. Nếu Quốc Hội và chính phủ chỉ dùng một nửa phí tổn của 4000 MW ĐHN để chỉnh trang quản lý điện lực trong nước và đào tạo nhân lực mọi ngành giống như BCĐT hứa hẹn riêng cho ĐHN, thì không những kích thích được trí tuệ Việt Nam trên mọi lãnh vực khoa học công nghệ thực tế, làm được 4000 MW điện dùng tài nguyên quốc nội, mà còn tạo được nhiều triệu công ăn việc làm cho người dân.
  4. Quốc hội nên biểu quyết dừng dự án ĐHN cho tới khi trí thức Việt Nam đóng góp phản biện các ý kiến trên.
Sau đây tôi trình bầy thêm chi tiết.
A1. Ý kiến quan trọng nhất mà ông Luyến gọi là “Cơ Sở Khoa Học” thì sai. Ông Luyến dùng hai tài liệu để chứng minh ĐHN rẻ nhất cho Việt Nam . Hai tài liệu này là:
(i) Dẫn chứng khoa học số 1
Đây là diễn văn của ông Nils Diaz, ủy viên điều hành của Cơ Quan Giám Định ĐHN của Nuclear Regulatory Commission (NRC) năm 2001. Nhưng may thay,tài liệu đó là của tôi, đã trình bầy tại Hà Nội năm 1999 khi tôi cùng đi với bà Shirley Jackson, Chủ Tịch NRC, dự hội nghị có tên là International Meeting on Nuclear Energy in Medicine and Other Applications do Việt Nam tổ chức tại khách sạn Daewoo. Bàiđóng góp của tôi có nhan đề “Nuclear Power Plants for Electricity Production: Safety, Economics, and Planning Considerations.” Bài này có đồ thị mà ông Nils Diaz đã dùng y chang, chỉ đổiđồng USD năm 1996 ra năm 1999, khoảng 6% cho các con số. Vì thế, tôi rất am hiểu đồ thị này, và cùng có ý kiến như ông Luyến là “ĐHN ở Mỹ chỉ đắt suýt soát với điện do nhà máy than.” Nhưngđó là Mỹ. Ta là trí thức Việt Nam thì phải dùng thêm các điều kiện của Việt Nam !
(ii) Dẫn chứng khoa học số 2 của ông Luyến là:
[http://newenergyandfuel.com/wp-content/uploads/2009/07/US-Electricity-Production-Costs-1995-2008.png]
Cùng với bài viết này là bài “The Economics of Nuclear Power,” cũng truy được tại www.world-nuclear.org/info/inf02.html. Tác giả bài này duyệt xét nhiều khảo sát giá ĐHN so với các hình thức tạo điện khác ở nhiều quốc gia từ1992 tới 2008. Đặc biệt, có đồ thị trình bầy giá ĐHN ở Phần Lan so với giá điện khi dùng than, than bùn, khí và gió. Ông Luyến đã in lại đồ thị này trong phần gọi là “cơ sở khoa học”. Ông Luyến cũng hiểu rất đúng đồ thị nói là ĐHN tại Phần Lan rẻ hơn điện do các nguồn khác. Tuy nhiên, ông Luyến đã chưa tiến thêmsuy xét hai vấn đề:
1. Báo cáo viết rõ trên đầu tựa là“ĐHN có thể cạnh tranh với các nguồn tạo điện khác trừ những nơi có nhiên liệu than, hơi khí và dầu (và thủy điện—ý kiến thêm của tôi.)
2. Ta cần khảo sát các điều kiện Việt Nam khi đọc các báo cáo về tình hình tại các nước khác.
A.2 Để chứng minh tại sao tôi hiểu rất rõ nội dung của các báo cáo trên, tôi xin rất khiêm tốn trình bầy là hầu hết những người tại Mỹ và IAEA so sánh ĐHN với các nguồn khác vào những năm 1980-1990 đều biết và đã dùng các đóng góp của tôi về kinh tế và tài chính của ĐHN, qua các bài viết sau:
Ø Doan L. Phung, 1980. Cost Analysis Methodologies: A Unified View. Cost Engineering, Vol.22, No.3.
Ø Doan L. Phung, 1978. The Discounted Cash Flow (DCF) and Revenue Requirement (RR) Methodologies in Energy Cost Analysis. ORAU/IEA-18(R). Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge , Tennessee .
Ø Doan L. Phung, 1979. Selection of Discount Rates in Energy Cost Analysis Using Discounted Cash Flow (DCF) and Revenue Requirement (RR) Methodologies. Energy Systems and Policy, Vol. 3, No. 2.
Ø Doan L. Phung, 1978. Three Modes of Cost Analysis—Then Current Dollars, Base-Year Dollars, and Perpetual-Constant Dollars, ORAU/IEA-78-10(M), Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee.
Ø Doan L. Phung, 1978. A Method for Estimating Escalation and Interest During Construction (EDC and IDC). ORAU/IEA-78-7(M), Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge , Tennessee .
Ø Doan L. Phung, 1977. IEA Life Cycle Costing Methodology. Proceedings of Engineering Economic Analysis Workshop: Economic Analysis of Advanced Energy Technologies, Technical Report 7611, MITRE Corporation, McLean , VA.
Ø Doan L. Phung. 1985. L’Economia Delo Nucleare: Risultati, Tendenze E Prospettive, ENERGIA, Anno VI, No. 1
Ø Doan L. Phung. 1985. Economics of Nuclear Power: Past Record, Present Trends and Future Prospects, Energy, Vol. 10, No.8
Ø D.L. Phung et W.Van Gool, 1980. Politiques Industrielles d’Economies d’Energie: Une Approche Unifiée avec des Applications aux Problèmes Energétiques des Etats-Unis. Energétique Industrielle, Volume 2—Analyse Economique et Optimization des Procédés. Centre de Perfectionnement des Industries Chimiques-Nancy, France .
A.3 Với các dẫn chứng trên, tôi thấy bài viết của tài liệu ông Luyến chọn lựa hơi lủng củng, do một tác giả không biết đồng nhất hóa các dữ kiện để độc giả có một khái niệm rõ ràng về thời gian, địa điểm, chính sách quốc gia, và phân lãi của sự vay tiền xây nhà máy sản xuất điện, mộtđiều mà tôi đã làm trong các tài liệu tôi đã viết. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy một ví dụ như ông Luyến đưa ra, đó là đồ hình so sánh giá điện sản xuất tại Phần Lan giữa ĐHN, than, than bùn, khí, củi và gió, thì ông Luyến đã đưa đúngnhững nhận xét của bài viết, như sau:
Ø Ở Phần Lan ĐHN rẻ nhất, so với khí, than, than bùn, củi và gió.
Ø Giá ĐHN là 2.37 c(E)/kWh năm 2003; khi đổi ra USD là 3.48 c(USD)/kWh, gồm 2.03 c/kWh tiền đầu tư, 1.05 c/kWh tiền điều hành, và 0.4 c/kWh tiền nhiên liệu.
Ø Vì vật giá leo thang giữa 2003 và 2009, các giá trên đổi ra tiền USD năm 2009 là 4.07 c/kWh (2.37 c/kWh tiền đầu tư, 1.23 c/kWh tiền điều hành, và 0.47 c/kWh tiền nhiên liệu.) Tôi đã dùng tài liệu trong http://www.measuringworth.com/uscompare
Ø Nhờ khảo sát trên, Phần Lan đã quyết định mua nhà máy ĐHN EPR thế hệ3 của Pháp, dự định xây mất 5 năm với giá 4.4 tỉ USD, nhưng nay thì biết rằng sẽ mất hơn 7 năm và giá thành đã tăng lên thành 6.6 tỉ USD, gây ra việc hãngđiện TVO của Phần Lan kiện Areva và Siemens 3.5 tỉ USD và bị kiện lại 1.5 tỉUSD. Như tôi đã nói trong bài viết về 15 rủi ro của ĐHN (http://www.bauxitevn.net/c/15546.html),kiện tụng chắc chắn sẽ xẩy ra giữa Việt Nam và các hãng ngoại quốc. Ta không thể chỉ bắt họ theo quyết định của chính phủ Việt Nam . Họ có thể ngưng hoạt động và công trình của ta nằm chết trong khi đó ta vẫn phải trả tiền lãi ngân hàng (quốc tế). Họ sẽ kiện ra tòa án quốc tế và ta sẽ tốn kém nhiều thì giờ và tiền bạc, không thực hiện ĐHN đúng như BCĐT mong muốn. Ta cũng phải thuê luật sưngoại quốc với giá 500 USD/giờ hoặc cao hơn.
Ø Khi truyền điện tới người dân, giá sẽ phải tăng lên 20% vì sự mất mát trong việc truyền điện và vì công ty điện phải có chi phí và lấy lời. Người dân Phần Lan dùng rất nhiều điện (14,667 kWh/capita) vì nhu cầu kỹ nghệ và cũng vì ở nước đó rất lạnh. Do đó trung bình người dân sẽ phải trả (4.07 c/kWh) x (1.2) x (14,667 kWh/người/năm) = 716 USD/người/năm. Với thu nhập cao, khoảng 51,810 USD/capita, tiền điện như vậy tại Phần Lan cũng chỉ bằng 1.4% tiền thu nhập của người dân. (Các con số trên tôi lấy từ http://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html).
Ø Nhưng tại Việt Nam , người dân thu nhập trung bình chính thức là 1,034 USD/capita (sự thực thì có rất nhiều người nghèo mà cả nhà 4 người chỉ kiếm dưới 700 USD/năm, nghĩa là 175 USD/capita.) Người dân dùng trung bình 770 kWh/capita/năm. Giá điện là 1000 VND/kWh và theo ông Luyến thì mới tăng 32% lên 1320 đông/kWh. Như vậy, tiền điện người dân phải trả là 5.6% của tiền thu nhập. Nếu tiền điện năm 2025 đắt gấp ba, thử hỏi tiền thu nhập của người dân bình thường có thể tăng gấp ba trong vòng 15 năm nữa? Sự kiện này cho ta biết ta không thể làm điện quá đắt vì người dân trả không nổi.

B. Tai sao Việt Nam Phải Vay Nợ35 tỉ USD Thay Vì 16 tỉ USD?

Như tôi đã trình bầy trong bài viết ĐHN sẽ đắt gấp ba giá điện ngày nay (http://www.bauxitevn.net/c/17478.html) số tiền 16 tỉ USD là giá “mì ăn liền” EVN được các công ty cung cấp, có thể là năm 2007 hay 2008. Giá này sẽ tăng khi ta đi tới mốc 2 của IAEA vì lúc đó họ sẽbị chi phối bởi hai trào lưu trái ngược nhau: (a) phải tăng nhiều vì phải ký giao kèo nhận trách nhiệm và (b) không dám tăng nhiều vì bị cạnh tranh.
Ø Giá nhà máy ĐHN do tài liệu của Massachusetts Institute of Technology là đáng tin cậy [John Deutch et al., MIT Energy Initiative, 2009. Update of the MIT 2003 Report “Future of Nuclear Power”, http://web.mit.edu/nuclear power/ ]. Tài liệu này được toàn thể các hãng điện của Mỹ và thếgiới tham khảo và cũng được liệt kê trong dẫn chứng (ii) của ông Luyến.Tác giảlà sáu nhà khoa học và kỹ sư đáng tin cậy nhất của Mỹ, trong đó hai người từng là thứ trưởng bộ năng lượng (Department of Energy-DOE) và một người từng là giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Information Agency—CIA) của Mỹ.Báo cáo này cho biết giữa năm 2003 và 2009, giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN tăng 15% mỗi năm, và hiện nay (2009) là 4000 USD/kW. Giá này bao gồm khoảng 20% tiền do các hãng điện như EVN phải làm lấy chứ không liên quan gì tới các công ty bán ĐHN. Đó là sửa soạn địa điểm nhà máy ĐHN sẽ tọa lạc, lập đường sá, lập bến cảng, xây nhà chứa tua bin và máy làm điện, xây bãi biến điện, xây tháp tải nhiệt, làm đường dây truyền điện, thực hiện các khảo sát về địa chất và môi trường... Theo tôi, vì hạ tầng cơ sở của Việt Nam rất yếu, ta phải dùng 30% cho nhà máy đầu tiên và 20% cho nhà máy kế tiếp.
Ø Ông Luyến đã không tính đến ba sự kiện quan trọng trong tiến trình xây dựng một công trình lớn trước khi tuyên bố “sau 15 năm dự án có thể hoàn vốn và bắt đầu thu lãi ròng!” Ba sự kiện này là:
1. Vật giá tiếp tục leo thang từnay cho tới khi bắt đầu xây (2015) và càng leo thang mạnh hơn trong thời gian xây. Tôi gọi I là sự gia tăng trong thời gian trước khi xây và L là sự leo thang trong tiến trình xây. I trong năm năm vừa qua tại Mỹ và tại các nước tiên tiến chỉ khoảng 3%/năm nhưng sẽ gia tăng vì các nước này đang in tiền để chống nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tôi dùng 5% từ nay cho tới 2015. L là 15%/năm giữa 2003 và 2009, theo như báo cáo của MIT, nhưng tôi chỉ dùng 8%/năm vì nghĩrằng 4000 USD/kW đã là rất thực tế. Sự cạnh tranh giữa nhiều công ty. [Areva (Pháp), Westinghouse (Mỹ), General Electric (Mỹ), Mitsubishi (Nhật), Hitachi (Nhật), AECL (Canada), CNNC (Trung Quốc), KEPCo (Hàn), AtomstroyExport (Nga) sẽgiữ cho giá không tăng nhanh như vậy nữa. Trung Quốc đang nhập khẩu mọi kỹthuật của các hãng trên với ý định học hỏi rồi làm lấy, sau đó bán cho các nướcđang mở mang với giá rẻ để gây ảnh hưởng chính trị.] Và tiền chi trả vật giá và dịch vụ gia tăng trong thời gian xây cất cũng phải đi vay mà trả. Tôi gọi sốtiền này là EDC (escalation during construction) trong các bài khảo cứu liệt kêở trên.
2. Khi đi vay tiền thì ta phải trảlãi. Ông Luyến muốn trả mỗi năm vài tỉ USD để xây bốn lò ĐHN đáng giá 16 tỉ USD (năm 2007-2008) thì số tiền đó đào đâu mà ra? Trong kinh tế thị trường, ta phảiđi vay. Nếu ai tin ta mà cho vay thì ta phải trả lãi hàng năm. Nếu không có tiền trả lãi thì phải cộng thêm vào tiền mắc nợ để sau này tổng kết thành “giáđầu tư” rồi trả dần khi bán điện. Tiền này tôi gọi là IDC (interest during construction) trong các khảo cứu liệt kê ở trên.
3. Khi nhà máy đã hoàn thành 100%, có thể là khoảng một năm sau khi không còn xây cất nữa, thì sự điều hành sản xuất điện bắt đầu. Số tiền đầu tư cộng cả EDC và IDC thì phải xin trả nợ từ từhàng năm cả vốn lẫn lãi trong 30, 40 năm, chứ nếu trả liền trong 15 năm như ông Luyến tính đại cương thì quá nặng, EVN không trả tiền mặt nổi như Trung Quốc hoặc các nước có nhiều dầu hỏa. Khi số tiền trả hàng năm này chia cho số kWh sản xuất thì ta có được “giá đầu tư” tính theo đơn vị kWh của nhà máy. Đây chính là giá 2.37 c/kWh như trong báo cáo của Phần Lan nói ở trên.
Ø Với các dữ kiện và nhận xét trên, tôi tính được các kết quả sau:
    1. Giá thành của lò ĐHN đầu tiên là 8.6 tỉ USD vào năm 2022
    2. Giá thành của lò ĐHN thứ hai là 8.215 tỉ USD/kW vào năm 2023. Nó rẻ hơn lò thứ nhất bởi vì chỉ tốn 20% phần EVN phải làm (thay vì 30% cho lò số 1) và chỉ tốn 6 năm xây cất (thay vì 7 năm).
    3. Giá thành của lò thứ ba là 9.346 tỉ USD vào năm 2024. Nó đắt hơn lò 1 và 2 bởi vì xây sau 3 năm và cũng phải chịu 30% tiền EVN phải thực hiện tại một vị trí mới.
    4. Giá thành của lò thứ tư là 9.059 tỉ USD vào năm 2025. Nó rẻ hơn lò thứ ba vì yếu tố 20% thay vì 30% nhưng đắt hơn đôi chút vì xây sau một năm.
    5. Tổng cộng giá đầu tư cho bốn lò— nhà máy với tổng công suất 4000 MW-là 35.2 tỉ USD hay 8,805 USD/kW. Giá này là gấp 2.2 lần số tiền 4000 USD/kW mà BCĐT trình bầy. Tôi đã dùng những giả thiết hết sức khiêm tốn. Giá có thể cao hơn nếu biến động giá cả trong 10 năm tới sôi động hơn.
    6. Mỗi lò phải trả 360 triệu USD khi nạp nhiên liệu, và cứ 18 tháng thì phải thay nhiên liệu tốn 120 triệu USD.
Ø Giá điện trên mỗi kWh có thể tính đại cương như sau:
1. Trả tiền đầu tư cả vốn lẫn lời (capital recovery) trong 30 năm, thì CRF (capital recovery factor) là 0.089, và mỗi năm phải trả 782 USD/kW. Nếu mỗi năm làm được 8000 kWh/kW (một việc Mỹ cũng chưa thực hiện được khi tính toàn thể 104 nhà máy đang hoạt dộng), thì giá đầu tư (capital cost) là 9.78 c/kWh.
2. Trả tiền nhiên liệu hạt nhân 0.47 c/kWh giống Phần Lan trong năm 2009-2010. Nếu tăng giá 8% mỗi năm, thì đến năm 2025 giá nhiên liệu hạt nhân là 1.49 c/kWh.
3. Trả tiền điều hành giống nhưPhần Lan là 1.29c/kWh cho năm 2009-2010. Nếu tăng giá 6%/năm thì tới năm 2025, giá điều hành là 3.09 c/kWh.
4. Như vậy, giá ĐHN khi “ra lò”tại nhà máy là 14.36 c/kWh.
5. Khi truyền điện tới người dân thì có thất thoát khoảng 10-11%. EVN vì thế phải đòi người dân trả 15.80 c/kWh hay 2,765 đồng/kWh. Giá điện như vậy là gấp 2-3 lần giá điện người dân phải trảngày nay. Nếu dùng các biến động giá cả cao hơn, tiền vay ngân hàng nặng lãi hơn, và nhiên liệu hạt nhân đắt tiền hơn, cùng là tiền phải để dành tháo đõ nhà máy ĐHN trong 40-60 năm tới, thì giá điện sẽ cao hơn con số trên.
Ø Trong tất cả các kết quả trên, tôi đã dùng các giả thiết sau:
1. Giá “mì ăn liền” của nhà máyĐHN là 3330 USD/kW năm 2010.
2. Tiền EVN phải thực hiện các công trình cho nhà máy là 30% giá trên cho lò số 1, 20% cho lò số 2, 30% cho lò số 3, và 20% cho lò số 4.
3. Lò số 1 bắt đầu xây năm 2015 và xây xong năm 2022. Lò số 2 bắt đầu xây năm 2017 và xong năm 2023. Lò số 3 bắtđầu xây năm 2018 và xong năm 2024. Lò số 4 bắt đầu xây năm 2019 và xong năm 2025. Các giả thiết này là lý tưởng chứ rất khó thực hiện, bởi vì trên thế giới chỉ có vài hãng có thể làm được bồn thép (pressure vessel) cao trên 10 m, to trên 4m, nặng trên 1500 tấn dưới các chuẩn thật khắt khe. Mỹ hiện nay đã mất khả năng này và chưa lập lại được vì chưa có nhu cầu.
4. Vật giá ĐHN leo thang 5%/năm trước khi xây và 8%/năm trong tiến trình xây.
5. Phân lãi tiền vay nợ là 8%/năm (các hãng điện tư ở Mỹ phải trả 10-12%)
6. Giá nhiên liệu hạt nhân giống như trong khảo cứu của Phần Lan và tăng giá 8%/năm.
7. Giá điều hành như giá của Phần Lan và tăng 6%/năm.
8. Nhân viên EVN sẽ điều hành các lò hạt nhân và các công tác trong nhà máy giỏi như Mỹ, Nhật và Hàn. Cứ 18 tháng thì phải tắt lò hạt nhân một lần để thay 1/3 nhiên liệu. Làm việc này chỉ mất 30 ngày thay vì 3 tháng như rất nhiều nhà máy phải thực hiện vào những năm 1980-1990.

D. Các Kết Luận Khác của ông Luyến

Ông Luyến cũng diễn tả là BCĐT đã thực hiện tốt việc lấy ý nguyện nhân dân bằng cách tổ chúc 35 cuộc hội thảo lớn nhỏ, trả lời 160 câu hỏi của 4000 người dân đủ mọi thành phần. Tôi có cảm tưởng phần lớn các hội thảo này đều thực hiện tại Ninh Thuận, nơi mà, theo bài viết của ông Luyến, người dân “từ chỗ chưa có hiểu biết gì về dự án hạt nhân đến việc hoàn toàn đồng ý với chủ trương xây dựng nhà máy ĐHNđầu tiên tại tỉnh nhà,” “hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường ngày 23 tháng 10 năm 2009 cho thấy sự đồng thuận là 100%!” Tôi có các câu hỏi sau:

Ø Với một dự án to lớn như ĐHN, tại sao việc lấy ý nguyện của người dân lại chỉ làm tại Ninh Thuận? Với số tiền 16-35 tỉ của ngân sách quốc gia hoặc đi vay nợ thì 87 triệu người dân đều có trách nhiệm sử dụng và quyền lợiđược hưởng điện. Họ có quyền và có nhiệm vụ đóng góp ý nguyện cho dự án. Việc này đã thực hiện chưa?
Ø Theo ông Luyến, “chính phủ có 23 đề án bao trùm tất cả các hoạt động liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực quốc gia cho viêc ứng dụng năng lượng ĐHN.” Vậy BCĐT có đề cập kết quả của các đề án này không? Các kết quả này có phản ánh gì tới sự “cam kết am hiểu ĐHN” theo mốc 1 của IAEA không? Theo ý kiến của ông Trần Sơn Lâm (http://www.bauxitevn.net)thì hình như EVN chưa có đầy đủ các kết quả của các đề án. Như vậy làm sao chính phủ và Quốc Hội có thể am hiểu hoàn toàn ĐHN ảnh hưởng tới kinh tế và tiềm lực của quốc gia như thế nào?
Ø Đứng trên phương diện an toàn về động đất, đoàn khảo sát đã có những thăm dò khoa học gi? Tại sao toàn vùng an toàn tại Ninh Thuận mà không có mộtđịa điểm nào thuận lợi ư mà lại nhằm chiếm đất của các làng Vĩnh Trường và Thái An?
Ø Về Quy Trình Lựa Chọn Nhân Sự, ông Luyến đã diễn tả rất hay dự định của BCĐT. Theo ông, EVN sẽ “lựa chọn những em có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt và nhân thân rõ ràng vì ĐHN liên quan đến an ninh quốc gia.” Thật là tuyệt vời! Nhưng ĐHN liên quan đến an ninh quốc gia có khác gì các đập nước Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu; hoặc nhà máy nhiệt điện Vũng Tầu, Uông Bí? Tại sao người làm việc tại nhà máy ĐHN lại có nhiều ưu đãi trong khi họ cũng chỉ làm điện như các công nhân khác? Tại sao không huấn luyện và ưu đãi toàn thể các công nhân làm việc tốt trong nghĩa vu sản xuất điện nhiều hơn, đỡ mất mát hơn, bị ít sự cố hơn để EVN không phải cúp điện luôn luôn? Các nhà máy than và hơi khí của ta có thể hoạt động 8000 giờ mỗi năm như EVN tin tưởng sẽlàm được với ĐHN không?
Ø Ông Luyến cũng viết: “Tuyệt đối không nhân nhượng và nể nang đối với bất kỳ trường hợp nào. Viêc nhắn gửi và bảo lãnh nằm ngoài các tiêu chí trên được coi như phạm luật.” Ý kiến này rất đặc sắc trên giấy tờ và qua lời phát biểu, nhưng liệu có thể thực hiện được không? Tại sao nó không thểthực hiện ngay cho mọi hoạt động của EVN ngay bây giờ thay vì chỉ đặc biệt cho dự án ĐHN?

E. Bàn thêm về Cơ Sở Khoa Học

Ø Trong mục cơ sở khoa học, ông Luyến chứng minh cần có nhà máy ĐHN bởi vì ta cần điện, và sự cần thiết đó là đặt trên giả thiết duy ý chí là vào năm 2020 nhu cầu điện của ta là 2400-3100 kWh/người/năm bởi vì Thái Lan nay đã có 2033 kWh/người/năm. Lấy giả thiết này là một tiền đề ta phải có thêm 4000-8000 MW ĐHN có là khoa học không?
Ø So với hiện tại EVN sản xuất 67 tỉ kWh thì giả thiết trên đưa tới con số tăng trưởng từ 13.6%/năm tới 16.6%/năm. Kinh tế của ta dự kiến có tăng trưởng như vậy không? Người dân của ta dự kiến có thể tăng thu nhập mỗi năm nhưvậy không?
Ø Theo ông Luyến, hiện tại ta mua của Trung Quốc 550 MW, và ông đặt câu hỏi quan trọng: “Điều gì sẽ xẩy ra cho nền kinh tế của chúng ta nếu bên bán điện cúp cầu dao cung cấp điện vì bất cứ một do gì?” Đây là một câu hỏi chính đáng của người lãnh đạo. Tuy nhiên, ta cũng có thể hỏi: “Điều gì sẽ xẩy ra cho nền kinh tế của chúng ta nếu nhà máy ĐHN 1000 MW ngưng chạy vì bất cứ một lý do gì?” Bài viết về 15 rủi ro của nhà máy ĐHN (http://www.bauxitevn.net/c/15546.html) diễn tả có nhiều sự cố khiến nhà máy ĐHN không hoạt động 8000 giờ/năm, thậm chí có thể nằm chết nhiều năm. Vì thế, tại các nước phụ thuộc vào nhập khẩu các vật liệu tối cần thiết cho kinh tế như Việt Nam thì lãnh đạo phải có một chương trình tổng thể đối phó với sự cố, không cứ gì chỉ riêng cho ĐHN.
F. Dùng Trí Thức Việt Nam Tiết Kiệm Điện, Tạo Điện Mới, và Tạo Được Nhiều Triệu Công Ăn Việc Làm Cho Người Dân
Là người đã có 40 năm làm việc trong ngành nguyên tử và điện hạt nhân, đáng lẽ tôi phải tuyên dương nhiệt liệt lợi ích của ĐHN. Tuy nhiên trước sự nghèo khó của người dân Việt Nam so với các nước trên thế giới, nhất là trước hiện tượng vô cảm của nhiều người trong thời buổi “mèo trắng mèo đen cũng như nhau miễn là kiếm được nhiều tiền,” tôi cảm thấy có trách nhiệm cảnh báo xu hướng bắt chước nước ngoài mà không chú trọng đến các vấn đề quan trọng thực tế trong xã hội ta. Xây nhà máy ĐHN giống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, và Trung Quốc trong vòng 20 năm tới là chưa cần thiết cho hoàn cảnh kinh tế và quốc phòng của đất nước ta. Bởi vì việc này dùng tiền rất nhiều, phải phụ thuộc hầu như 100% vào nước ngoài kểcả nhiên liệu, và có triển vọng lớn làm ta lo lắng những luẩn quẩn của nợ nần và kiện tụng. Tôi chưa nghe nói hai nước láng giềng giầu hơn ta là Mã Lai và Tân Gia Ba cần tới ĐHN. Tôi thiển nghĩ, ta cần dùng chút ít tiền ta có và trí tuệ Việt Nam để giải quyết những vấn đề bức thiết hơn, như bảo vệ biên giới và lãnh hải; tối tân hóa quốc phòng; cải tổ đột phá giáo dục từ mẫu giáo tới đại học; giúp người nghèo và nạn nhân bão lụt có nhà cửa và công ăn việc làm; xây thêm nhà thương cùng giường bệnh; và thúc đẩy kinh tế thị trường mà không có sựcạnh tranh của nhà nước. Trong một bài viết khác (http://www.bauxitevn.net/18186/10-phuong-phap-khong-can-dien-hat-nhan-ma-van-giup-viet-nam-tang-them-noi-luc/) tôi đã đưa ra 10 ý kiến để đóng góp với các ý kiến của trí thức trong nước cũng như ngoài nước thực hiện việc sản xuất điện cho tương lai dùng nhiều trí tuệ Việt Nam hơn, kích thích khoa học và công nghệthực tế hơn, có kết quả nhanh chóng hơn và rẻ tiền hơn là ĐHN. Tôi tin rằng với sự cải tiến quyết liệt về quản trị, trí tuệ Việt Nam có thể sản xuất 4000 MW với nửa số tiền dự trù cho nhà máy ĐHN, dùng được tài nguyên quốc nội, và tạođược nhiều triệu công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.

[1] Chú thích:
Ông Phùng LiênĐoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám Đốc công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường. Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan GiámĐịnh Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ. Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác. Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự phục sinh của ĐHN. Ông Đoàn tốt nghiệp cử nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT. Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967. Ông Đoàn và gia đìnhđã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam.

No comments: