Theo Huỳnh Ái Tông cho biết về nguồn gốc và cuộc đời của học giả Petrus Ký như sau:
“Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Paptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Paptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu, năm 1842, được 5 tuổi, ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom Penh), có lẽ sau đó, mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy, ông học chữ Quốc ngữ, sau đó giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long, đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh. “
Đó là về gia cảnh, còn về đường hoạt dộng ngoài xã hội, ông có những thành công về văn học, nhưng con đường phù du chính trị lại nhiều trắc trở theo tác giả Huỳnh Ái Tông. Trong sự thân tình với quan Toàn quyền Paul Bert khi nhờ ông giúp cho việc liên lạc với triều đình Huế, sau sung Cơ Mật Viện và làm Giám quan, cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ngày 11-11-1887 khi Paul Bert mất, ông từ bỏ sân khấu chánh trị mà cả phía Pháp cũng như quan lại Nam triều đầy đố kỵ, vì kẻ không tin cẩn, người lại ghen ghét ông. Ở giai đoạn cuối đời, ông dành nhiều thời giờ cho sáng tác và vui thú văn chương.
"Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo, nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea, đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Hoa , nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên. Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý qua chữ La tinh, và ở tại đây, công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật.
Năm 1858, được tin mẹ mất, ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn, năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau, qua sự giới thiệu của Linh mục Lefèvre, Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861, ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán (nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5 Sàigòn). Năm 1862, ông bị chuyển ra làm việc ở Huế.
Năm 1863, Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy, ông có dịp viếng các nước Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập, Ý, La Mã. Tại La Mã, ông được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến, còn trong lúc ở Paris, ông kết thân với các nhà thông thái, danh vọng nước Pháp như Paul Bert, Duruy, Littré ... Ông được cử vào Hội viên của hội chuyên khảo về Nhân loại, và hội chuyên học tiếng Đông phương.
Từ năm 1886-1888, Trương Vĩnh Ký được bổ nhậm chức Giám đốc và dạy ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Thông Ngôn ( Collège des Interprètes).
Ngày 16-9-1869, ông được Thống soái Nam Kỳ Ohier bổ nhiệm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo. Ông đã điều hành tờ báo nầy cho đến năm 1872, Năm nầy ông được thăng Tri Huyện và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư Phạm (Ecole Normal). Năm 1874, ông là giáo sư dạy chữ Quốc ngữ và chữ hán ở Trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires).
Từ 1866-1886, khoảng thời gian 20 năm nầy, ông chuyên về vấn đề văn hóa và giáo dục. Nhưng năm 1886, người bạn cũ của ông là Paul Bert sang làm Thống Đốc Nam Kỳ, vì tình bạn ông đã bước sang sân khấu chánh trị, một bước phù du mà cuối cùng cuộc đời ông nghèo nàn, danh vọng một thời đã mai một! "
Trong bài viết của tác giả Cao Tự Thanh bàn về văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký
trong quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam hậu bán thế kỷ 19, tác giả viết:
trong quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam hậu bán thế kỷ 19, tác giả viết:
"Nhìn chung, có thể chia các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký thành bốn mảng: Sưu tầm – chuyển ngữ (phiên dịch các tác phẩm chữ Hán, phiên âm các tác phẩm chữ Nôm, văn bản hóa các tác phẩm truyền miệng trong dân gian...), Sáng tác (du ký, thơ...), Khảo cứu (về tiếng Việt và một số ngôn ngữ nước ngoài, lịch sử, địa lý, phong tục...), Từ điển, trong đó hai mảng đầu được nhiều người biết tới nhất. Quả thật những đóng góp học thuật và xã hội chủ yếu của ông là nằm trong hai mảng này, mặc dù trên phương diện khảo cứu ông cũng có một số đóng góp đáng chú ý, chẳng hạn quan điểm của ông về tiếng Việt đã được những nhà ngữ học như Cao Xuân Hạo đánh giá cao. Có thể nói hai mảng tác phẩm này của Trương Vĩnh Ký là chứng nhân tại bước ngoặt lớn cuối thế kỷ XIX của văn hóa sử Việt Nam, bước ngoặt mà ảnh hưởng lâu bền đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên Trương Vĩnh Ký không có học vấn sâu rộng về các lãnh vực khoa học kỹ thuật và tự nhiên, nên hoạt động của ông chủ yếu chỉ giới hạn trong các lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn vốn có những mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng và chính trị. Hoạt động học thuật và xã hội của ông do đó cũng chịu tác động nhiều hơn của bối cảnh lịch sử đương thời ở Nam Kỳ thuộc địa, khi sự có mặt của người Pháp đã hủy diệt xã hội phong kiến đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự hình thành một xã hội khác ở Việt Nam."
Kiến thức uyên bác, năng khiếu thiên bẩm đã tạo cho Petrus Ký là một hình ảnh nổi bật trong văn học sử Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ông hình thành trong bối cảnh chuyển đổi từ nền nho học sang tân học với chữ Quốc ngữ theo hệ thống mẫu tự La tinh. Và ông đã thật sự đóng góp nhiều áng văn tiền phong cho sự phát triển chữ Quốc ngữ của chúng ta dùng ngày hôm nay:
"Có thể chia văn nghiệp của Trương Vĩnh Ký làm hai thời kỳ trước 1879 và từ 1879 trở đi. Các tác phẩm được nhiều người biết tới nhất trong thời kỳ đầu có Chuyện đời xưa (sưu tầm, 1866), Abrége de gramaire annamite (biên soạn, 1867), Cours pratique de langue annamite (biên soạn, 1868), Mẹo luật dạy học tiếng Pha Lang Sa (biên soạn, 1869), Poème Kim Vân Kiều (phiên âm, 1875), Petite cours de Géographie de la Basse Cochinchine (biên soạn, 1876), Đại Nam quốc sử ký diễn ca (phiên âm, 1875), Alphabet quốc ngữ (biên soạn, 1876) và nổi bật là hai tác phẩm gắn liền với nhiều tai tiếng của ông tức Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (du ký, 1876) và Cours d’histoire annamite (à l’usage des écoles de la Basse – Cochinchine) (biên soạn, 1875 – 1877), trong thời kỳ sau thì gồm nhiều tác phẩm như Chuyện khôi hài (sưu tầm, 1882), Kiếp phong trần (sáng tác, 1882), Trương Lưu hầu phú, Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, Gia Định thất thủ vịnh, Kim Gia Định phong cảnh vịnh (phiên âm, 1882), Bất cượng chớ cượng làm chi (sáng tác, 1882), Phép lịch sự An Nam (biên soạn, 1883), Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca, Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (dịch Hán Việt, 1884), Ước lược truyện tích nước An Nam (biên soạn, 1887), Lục Vân Tiên truyện (phiên âm, 1889), Đại học, Trung dung, Minh tâm bửu giám (dịch Hán Việt, 1889) và nổi bật là tờ Miscélannées, tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam (1888 – 1889).... So sánh về ngôn ngữ thì có thể thấy trong thời kỳ đầu ông viết tiếng Pháp nhiều hơn đồng thời phiên âm, phiên dịch tài liệu Hán Nôm ít hơn trong thời kỳ sau, điều này cũng phản ảnh những thay đổi trong sinh hoạt văn hóa đương thời trên địa bàn Lục tỉnh."
Tương tự như hình ảnh thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ xuất dương ra xứ ngoài để lại những ấn tượng văn minh, những nỗi cảm thông sâu xa về văn hóa, Petrus Ký đã tạo hình ảnh cho người nước ngoài hiểu và cảm thông với văn hóa Việt Nam. Theo tác giả Mai Bá Triều đề cập về những tác phẩm Việt Nam đầu tiên trên diễn đàn khoa học quốc tế:
"Trong chuyến tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ (từ 14-7-1863 đến 18-3-1864) với vai trò thông dịch viên, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã viết tác phẩm đầu tay Khái quát về vương quốc Khơme hay Campuchia (Notice sur le Royaume de Khmer ou de Kambodje) đăng trên nội san của Hội Địa lý (Bulletin de la Société de Géographie) xuất bản năm 1863 ở Paris. Đây được xem là bài viết đầu tiên của một người Việt Nam đăng trên một diễn đàn khoa học quốc tế, cũng là tác phẩm mở đầu cho sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và thế giới."
Đối với Pétrus Ký, đây cũng là bước khởi đầu sự nghiệp văn hóa ngoài phạm vi xứ sở của mình. Ban biên tập nội san đã đánh giá: “Tác phẩm này của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một thông dịch viên cho phái bộ An Nam, sang thăm nước Pháp tháng 10, 11-1863. Tuy còn trẻ (26 tuổi) nhưng kiến thức rất sâu rộng, lại biết nhiều thứ tiếng Tây Âu và phần lớn các ngôn ngữ chính của Á Đông. Tác phẩm này cho thấy ông là người thông thạo tiếng Pháp y như tiếng mẹ đẻ của mình”. Gần bảy trang viết của Pétrus Trương Vĩnh Ký là những lời giới thiệu đầu tiên về vương quốc Khơme hay Campuchia, những phác họa đời sống, phong tục tập quán của xứ này; điều quan trọng là ông đã thông báo cho thế giới sự hiện diện của di chỉ Angkor và các di chỉ khác, nhờ vậy các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến nền văn minh Đông Dương. Để nắm vững xứ Campuchia như vậy, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã có ba năm lưu trú tại chủng viện Pinhalu ở Campuchia với nhà truyền giáo Bouilleveaux (thường được gọi với tên Việt là cố Long), người được coi là đã phát hiện di tích Angkor."
Trở lại lịch sử của phương Đông vẫn có những tinh thần sáng suốt từ Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bổn đến Rabindranath Tagore của Ấn Độ cổ xúy theo đà văn minh tiến hóa của thế giới, những ý thức về thời cuộc, những thay đổi hiện đại cần thiết từ bên ngoài biên cương xứ sở còn lạc hậu, đi một ngày đàng học một sàn khôn, Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ, có Petrus Trương Vĩnh Ký, những ý thức canh tân Việt Nam. Áp dụng cái khôn của phương Tây không có nghĩa là trao tâm thức cho ngoại nhân. Những đố kỵ hẹp hòi khi quân Cộng Sản tiến chiếm miền Nam Việt Nam, lên án khắt khe Petrus Ký và cho hạ bệ bức tượng của ông. Huỳnh Ái Tông cho nhận xét tiếp về Petrus Ký:
“Cộng tác với Pháp, nhưng chắc chắn Trương Vĩnh Ký không thích con đường chính trị, ông lại thiết tha với nền văn học chữ quốc ngữ, ông có chủ đích quay về sự nghiệp văn chương của mình, khi Paul bert mất, ông không ngần ngại từ bỏ sân khấu chánh trị, trở lại nghề dạy học, viết sách dạy các thứ tiếng Đông phương, về phương diện nầy, ông là nhà ngôn ngữ học quảng bác, vì ông có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Đông phương.
Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngôn ngữ và tư tưởng Đông phương, chính ở phương diện nầy chúng ta thấy ông là nhà văn hóa, ở sân khấu chánh trị ông mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chánh trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng phải nhận ông vẫn giữ được phong hóa Đông phương, thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh trong những tác phẩm của ông. "
Tác giả Mai Bá Triều bên Bỉ cho thấy hình ảnh của Petrus Ký mang nét văn minh phương Tây khi xuất ngọai. Ông hòa đồng trong tập thể của các nhà khoa học thế giới:
"Năm 1873 ông Léon de Rosny, nhà Đông phương và ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp (tác giả bài viết Khái quát ngôn ngữ An Nam năm 1855), đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông phương học (Congrès International des Orientalistes) với đại diện từ 33 quốc gia tham dự.
Pétrus Trương Vĩnh Ký không những đại diện xứ An Nam mà còn là thành viên ban tổ chức hội nghị, hiển nhiên ông trở thành một trong những người tiên phong về ngành Đông phương học trên thế giới. Ông hiện diện trong “sân chơi lớn” này, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cùng những nhà khoa học tầm cỡ như Henry Schliemann, người đã tìm ra thành Troy và kho tàng thành Mycènes; Andrew Dickson White, đồng sáng lập và viện trưởng đầu tiên của Đại học Cornell (Mỹ, 1868) cùng hàng trăm học giả nổi tiếng khác trên thế giới. Trong số 33 đại biểu dự hội nghị, trừ trưởng đoàn Nhật Bản chỉ có Pétrus Ký là người châu Á (đại diện của các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan tại hội nghị lại là người châu Âu). Sau đó, nhân triển lãm quốc tế 1889 (Expo 1889) tại Paris, Hội Dân tộc học Paris đã tổ chức hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès International des Sciences Ethnographiques) và đại diện cho xứ An Nam vẫn là Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.”
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.”
Sau những tranh chấp Pháp Việt, nhất là thời kỳ hậu Paul Bert, khiến cho Pertrus Ký gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời chính trị xã hội của ông hơn.
“Từ chuyến sang Pháp tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản cho đến các hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, Pétrus Ký đã đặt mối quan hệ, trao đổi thư từ thường xuyên với các học giả trên thế giới, những người có ý tưởng nhân đạo cao đẹp, với mong muốn sau này họ có thể giúp đỡ người Việt trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội... Trong số đó có ông Paul Bert, người mà Pétrus Ký đã có được mối quan hệ có lẽ là thân thiện nhất. Ông Paul Bert là bác sĩ, giáo sư Đại học khoa học ở Bordeaux và Paris, thành viên Hàn lâm viện Pháp, bộ trưởng Bộ Giáo dục và nghị sĩ Quốc hội Pháp. Giữa hai ông đã có hơn 20 năm liên hệ với nhau qua thư tín, hướng tới mục tiêu cải tổ VN để tiếp cận được với các nước văn minh trên thế giới, theo phương châm “hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” thay vì chính sách “đồng hóa” (assimilation) của thực dân Pháp. Sau này, khi được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương, chỉ trong vài tháng đầu tiên ở cương vị mới ông Paul Bert đã cho thành lập một Hàn lâm viện Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) để duy trì và phục hưng nền văn hóa truyền thống VN. Cùng sang VN với ông Paul Bert còn có các cộng sự thân tín của ông như J.Chailley; G.Dumoutier (nhà VN học đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà Nho học để cùng bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc phục hồi chữ Hán - Nôm).
Vào ngày 9-11-1886, trong khi đang làm việc với vua Đồng Khánh tại Huế, ông Paul Bert đột ngột từ trần. Sự kiện này đã gây nên một tổn thất lớn lao nhất cho cuộc đời và sự nghiệp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, vì sau đó các cộng sự thân tín của ông Paul Bert đều bị thất sủng bởi những kẻ kế nhiệm ông, vốn luôn muốn duy trì chính sách đồng hóa của thực dân Pháp. Bản thân Pétrus Trương Vĩnh Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập.”
Giở lại trang lịch sử cũ cho ta thấy rằng Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhà ngữ học xuất chúng, một học giả yêu nước, và là một nhà văn hóa anh minh, những đóng góp về văn hóa của ông để lại cho hậu thế rất quí báu. Ông đã thành công về văn hóa, nhưng thất bại về đường chính trị, khi mà triều đình Việt Nam trong buổi giao thời vẫn có những vị quan không có tầm nhìn sâu xa và chiến lược như của xứ Phù Tang trong triều đại của Minh Trị Thiên Hoàng, để ngày hôm nay Nhật Bổn đã nhảy vọt bỏ xa Việt Nam.
Petrus Trương Vĩnh Ký là hình ảnh đẹp đẽ, danh dự Petrus Trương Vĩnh Ký cần được phục hồi và Petrus Trương Vĩnh Ký cần được tri ân xứng đáng, và rằng không mặc cảm.
Việt Hải Los Angeles
Nguyễn Quí Định (LPK 1950-55)
Tôi sinh ra ở cái xứ Đông Dương thời Indochine francaise,vì vậy nên cha mẹ đi làm đâu mình theo đó.Ông già làm cho Chemin de fer xứ Chùa Tháp ,tôi theo học Ecole primaire de Backtouck,học chữ Pháp đã rồi thêm vài giờ chữ Miên trong tuần..Học chữ Samaki xi bồ hóc sóc xà bai, tâu na bòn ơi……giống như nhai và nuốt những con sâu róm vậy ! Mệt ..Về nhà thì học Võ cá bự lại rẻ(Vocabulaire) , quít sơ măng đờ bông sên…hay là tụng mắt nhấm mắt mở... Ma soeur(chị tôi) ,long(dài), mou(mềm)...Buồn cho cái thời thuộc địa...Colonial. ..Formidable. ..Cotab.. Lucky...Đã vậy Nha Học Chánh Đông Pháp còn tọng thêm Tam Thiên Tự : …thiên trời ,địa đất, cử cất tồn còn , tử con , tôn cháu , lục sáu , tam ba , gia nhà , quốc nước , tiền trước , hậu sau , ngưu trâu , mã ngựa, cự cựa, nha răng…etc…etc…Đêm đêm ngủ thớt chợlớn, đi đội trái cây về chợ nhỏ cho mẹ bán,rồi mới được đi học.
Mất cha còn chú,sảy mẹ ấp vú dì..Lại theo chú về học Ecole primaire de ChauDoc tiếp tục sự nghiệp vừa chơi vừa học.Cũng may hấp thụ thêm được tình nghĩa Quốc Văn Giáo-Khoa thư,nên cũng biết thờ cúng tổ tiên ông bà chút chút ,nghe lời dạy bề trên,nhường nhịn kẻ dưới…nhớ ơn thầy dạy,vui vẻ với bạn bè,bồi đấp luân lý giáo khoa ,vun bón tình người xung quanh ta . Đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Petrus Ký với những hào quang…Đạo tâm nhơn,Hiếu tâm nhơn,Hảo tâm nhơn,Thiện tâm nhơn,…thì hoàng thiên bất phụ Xem lại sử sách không ngờ thân sinh của Học-giả Petrus Ký là Lảnh Binh Trương Chánh Thi cũng sang đóng ở Nam-Vang và mất năm 1847.Petrus Ký theo học trường Pinhalu (Cao Miên) là 1 trường Trung-Học Pháp ở Đông Nam Á ,với nhiều sắc dân nên ngôn ngữ của Ngài khá rộng.
Bèo giạt huê trôi tôi theo sông nước ĐBSCL về Saigon đô hội trụ trì Ecole primaire de Cầu Kho,học thêm trường Lê Ba Cẳng (Lê Bá Cang),Tân Thanh của thầy Phan-Út Phan-Ngô.May quá chộp được cái bằng Tiểu học CEPSI .
Con người ta đều có số....thi Concours d’admission vào Lycee Petrus Ký được chấm đậu eleve boursier đàng hoàng.Giờ thì đường đường trở thành môn đệ chân truyền của Tổ-sư Petrus Trương Vĩnh Ký.Mới đút đầu vô cổng trường đã phải đi biểu tình chống bắt bớ của bót Catinat...với đàn anh Trần Văn Ơn.Cũng gậy gộc,trang bị đá gạch đương đầu với mã tà ,ma trắc,súng ống,dùi cui...ở đường Lagrandiere và Pellerin.Tôi còn nhớ vài câu thơ của tờ báo cho tin lúc bây giờ :
9 tháng giêng là ngày lịch sử
Số sinh viên nam nữ có trên ngàn
Đến trước Nha Học Chánh xếp hàng
Xin cho gặp mặt quan Giám Đốc
Có mươi trò còn đang đi học
Cớ chi ông bắt cóc cầm tù….??
Hồi kết cuộc là anh Trần Văn Ơn bị bắn chết,tôi chạy vuột được về nhà ở khu Nhà Thờ Huyện Sĩ.
Đám ma anh Ơn đầu Cholon đuôi Saigon.Tôi chưa thấy lần nào dân Việt ta đoàn kết như lúc nầỵ Xích lô xe kéo đều xung phong giúp đở,các chị bán hàng rong,bán bánh mì tặng không cho bà con ở Sân Vận Động trường Petrus Ký,nơi xuất phát đám ma anh Ơn.
Thê’ rồi thời … Xuân đi học coi người hớn hở
Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng….
bắt đầu bằng 1ere Année D,tụi bạn gọi là 1 Dê…nằm ở dãy bên mặt bước vô trường,bên trái tượng đồng đen Ông Petrus-Ky ở giữa sân. Trong lớp D của tôi có thằng bạn cùng đinh quê ở Xứ Quảng...nhảy núp trong toa xe lửa trốn vô nam đi học.Cha nội trời thần đất lở nầy tên là Tú.
Hai đứa tụi tôi chuyên tri.....quần đen(hay trắng) áo bà ba trắng đi guốc vông,đội nón casque đi học cho nó giống các chàng sĩ tử trong Quốc Văn Giáo Khoa thư,trong khi đó các bạn khác sọt trắng,áo sơ-mi cụt tay,giày bata hay sandal.Chúng tôi thường kéo lê guốc...lốp cốp lảng cảng trên nền gạch bông của trường..lâu lâu một lần , bị thầy Surveillant General người Tây ốm hay mặt đồ trắng kêu lên sát xà phòng mẹt xà lù inh ỏị Vậy mà vui...Từ đó tôi có cái biệt danh trường tồn bất tử-Tú Định dính đeo như heo bú tới ngày hôm nay...măc . dù trên 7 bó rồi mà vẫn là Tú Định,không tăng không giảm..Tôi có thằng em 1 cha khác mẹ(!) tên là Tú Đại ở xứ Mùn-Che bên Đức có vẻ khấm khá hơn nhờ biết recycle , cậu ta là một nhè ven Xứ Quảng chính hiệu Con nai vàng.Còn một loạt bạn bè bị dính những nicknames kỳ quặc Tú Sơn (Tout Seul),Tú Rua (Toujours),Tú Địa (Tout Dire),etc... .
Mài mòn thủng đít không biết bao nhiêu bộ bà ba dính lem mầu mực tím...những ngòi bút lá tre đâm vào tay,phóng vào bàn học ,giấy chậm ,không biết bao lần...những ngòi viết rond để viết Ecriture...cũ ng được làm tên phóng vào những cây chuối sau hè.Những bài Con Bò Té Sông Lăn Xe (Composition francaise),hay Redaction vietnamienne được làm ngay tại lớp khá chỉnh có Nhập đề Thân Bài Kết luận cân xứng...Còn bài văn cuối đời của tôi giờ thì, hởi ôi !....Introduction. ..dài lê thê,lướt thướt ...Corps du devoir nhiều khi không rõ nét,đâm bang chẻ củi. Conclusion thì đến bất chợt....Ôi ! Đời C’est la vie,Tình C’est la mort.Tôi còn nhớ….ba.n HH giờ ở Cali ,chúng tôi lúc đó đều học Histoire du Vietnam ,Geographie bằng tiếng Pháp với Mme Dung. Cô kêu HH lên bản chỉ bản đồ thê’giới…Cô hỏi HH: trò chỉ coi TP Londres ở đâu… Cu HH loay quay chỉ lên củ khoai Na-Uy Thụy Điển…hoài ..cô giận hét lên: Lông ở dưới kìa,không thấy sao cứ chỉ ở trên hoài à. Alê phút la căn (-:) Cả lớp đều cười..Cô thì sau đó thấy bị hố…to…rồi (-Có những giờ Toán của Giáo sư Cang…vị giáo sư khá nghiêm nghị,hay hút pipe,tôi đã chụp lén hình thầy…,vẽ thêm râu hít-le làm roulement trong lớp đều khoái chí cười…Thầy cho điểm rất cao 20/20 cho những trò nào tô mầu đẹp lên những paraboles,hyperbole s….Một bửa nọ đang làm bài ,cả lớp đều im lặng,con ruồi bay qua cũng nghe…tôi nghịch ngợm lên giây thiều cái máy nhạc nhỏ ..đờn lên bản Nương Chiều của Phạm Duy để trong hộc bàn…Trời !…lúc nầy sao nó nghe lớn dữ vậy kìa ? Cả lớp xôn xao…Thầy Cang xuống xét hộc tủ của tôi…giận dử cho tôi 2 con 00 encadré,nghỉa là bị phạt đi quét lớp 2 cái chủ nhật liền(-:) Không oan ức tí nào cả ! Sau nầy đi sang Pháp,gặp thầy ...nhắc lại chuyện xưa tích cũ..thầy cười...giờ thầy đã ra người thiên-cổ...mong thầy hãy xá tội cho nhất quỹ nhì ma thứ ba học trò.
Trong thời kỳ 50-54,có phong trào làm báo lậu in bột để phổ biến tin tức nội bô….Nhóm LPK chúng tôi ra tờ Kiên-Chí được in ở Đồng Ông Cộ,trong đó có anh Nguyên lùn hiện ở Ốc-La-Ma-Ho,anh Trai ở Quận 12 ,anh Tú giờ ở xứ Úc thòi lòi ,miền tây gần Bẹt cà na....cùng thời với tờ Tin Văn của Vietnam Học Đường,Nắng Lên của Tân-Thanh….
Hết học Văn với các thầy Ưng-Thiều,Phan-Ngô…theo quyển Văn-học của Dương Quảng-Hàm.Rồi đến giai đoạn học 6eme Bleu Anh-văn-> Chin chít Nô Mao(Chin,Cheek, Nose,Mouth) ,the chair is under the table,Ken Du Đánh Đu (Can You Then Do)…lúc nầy ngồi ở lớp học enseignement secondaire…các em Gia-Long thường hay lượn qua lượn lại bằng Velosolex..bê n cửa sổ đường hàng dầu bên hông…những thoáng lo ra…và lo xa…đẹp đời..Còn nhiều chuyện phải kể nhưng thôi,để dành lại cho mai sau nhé !
Petrus Ký đã dạy chúng ta: người đời sanh ký tử quy,đường đi nước bước phải vắn vỏị Ai có phận nấy.Nhập thế cuộc bất khả vô danh vị Sự sống là tạm bợ , đỏ như hoa nở .Vạn sự đều chóng qua,tan đi như mây khói .Ta nên tùy sức tùy phận làm vai tuồng mình cho xong.
Học…học hoài học mãi…đến giờ nầy..đầu bạc răng long,đầu gối lỏng…vẫn còn học…học để làm Người,không thành Ngợm.!Học đến giờ nầy ,càng già nho càng thâm,hán càng rộng,Khổng Mạnh cương thường …number one…Có 1 điều ước ghi khắc cốt là mong sao có ngày nào đó chúng ta cùng quây quần vui-vẻ bên bức tượng đồng đen của sư-tổ Petrus Trương Vĩnh Ký của chúng ta,và cùng ôn lại những ngày xưa thân ái .
No comments:
Post a Comment