Những tiến bộ vượt trội về mặt công nghệ trong ngành công nghiệp sản suất máy bay quân sự đã tạo ra những cỗ máy vô cùng hiện đại, nhưng cũng tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ để sản xuất và vận hành.
Nhu cầu phòng thủ và tấn công ngày càng trở nên quan trọng trong không quân các nước, chính vì thế, máy bay quân sự được đầu tư những khoản tiền khổng lồ để chúng có thể chiến ưu thế trên bầu trời. Dưới đây là những loại máy bay quân sự đắt giá nhất hành tinh.
Máy bay ném bom B-2 Spirit
Với kinh phí lên tới 2,4 tỷ USD (49.200 tỉ vnđ), máy bay ném bom B-2 Spirit là loại máy bay quân sự đắt giá và được sản xuất hạn chế nhất hành tinh. Từng được lên kế hoạch sản xuất 132 chiếc B-2 Spirit, nhưng kinh phí đắt đỏ đã buộc Quốc hội Mỹ cắt giảm số lượng loại máy bay này xuống còn 21 chiếc. Trong một chiến dịch năm 2008, một chiếc B-2 Spirit đã gặp nạn, nên tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ chỉ còn 20 chiếc máy bay loại này.
Sở dĩ có giá thành ngất ngưởng, vượt qua nhiều lần những loại máy bay quân sự khác là bởi B-2 Spirit có khả năng tàng hình đối với radar, hồng ngoại và các thiết bị rà soát bầu trời khác. Nhờ những công nghệ hiện đại, B-2 Spirit có thể luồn sâu vào lòng địch, thực hiện các vụ ném bom mà không sợ bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không của đối phương. B-2 Spirit đã được sử dụng lần đầu năm 1993.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
Đứng thứ hai trong bảng danh sách nhưng F-22 Raptor có giá thành rẻ hơn nhiều so với B-2 Spirit, với "chỉ' 350 triệu USD( 7.175 tỉ vnđ). F-22 Raptor được nhà sản xuất máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới Lockheed Martin sản xuất và trang bị cho quân đội Mỹ. Với khả năng tiêm kích bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay ở khoảng cách dài với tốc độ siêu thanh và tránh hầu hết các loại radar dò tìm, F-22 Raptor thực sự đáng đồng tiền bát gạo.
Máy bay vận tải C17A Globemaster III
Với chi phí 328 triệu USD( 6.725 tỉ vnđ), C17A Globemaster III là loại máy bay vận tải quân sự đa nhiệm của quân đội Mỹ, được sử dụng để chuyển quân tới vùng chiến sự, thực hiện sơ tán và thả lính dù. Được trang bị 4 động cơ phản lực tương đương với sức mạnh của động cơ máy bay chở khách Boeing 757, C17A Globemaster III có thể thực hiện việc thả 102 lính dù cùng lúc. Ngoài ra, C17A Globemaster III cũng được sử dụng để vận chuyển các loại phương tiện chiến tranh trong đó có xe bọc thép, xe vận tải....
Máy bay chống ngầm P-8A Poseidon
Là một phiên bản khác của máy bay Boeing 737, P-8A Poseidon được sử dụng bởi Hải quân Mỹ trong việc thu thập thông tin tình báo thời bình hay làm nhiệm vụ chống ngầm khi có chiến sự, P-8A Poseidon có khả năng mang theo ngư lôi chống hạm, ngư lôi chống ngầm, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Với giá thành 290 triệu USD( 5.950 tỉ vnđ), P-8A Poseidon dự kiến sẽ chính thức phục vụ trong quân đội Mỹ vào năm 2013.
Trực thăng VH-71 Kestrel
VH-71 Kestrel là loại trực thăng thuộc dự án công nghệ cao, nhằm thay thế đội ngũ trực thăng già nua đang phục vụ việc đi lại của tổng thống Mỹ. Với thiết kế thông minh và chạy nhanh gấp rưỡi so với loại trực thăng cũ, nó sẽ là sự thay thế hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đi lại của đương kim tổng thống Barack Obama và những đời tổng thống sau này. VH-71 Kestrel được chế tạo với chi phí 241 triệu USD( 4.950 tỉ vnđ).
Máy bay do thám E-2D Advanced Hawkeye
E-2D Advanced Hawkeye được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc do thám, chinh sát. Với hệ thống radar cực mạnh cùng với những chiếc camera và máy thu âm công nghệ cao, E-2D Advanced Hawkeye được đánh giá có khả năng chinh sát gấp 300% so với những loại máy bay thông thường. Hai phiên bản thử nghiệm đầu tiên đã được giao cho hải quân nhưng việc cắt giảm chi phí khiến kế hoạch triển khai E-2D Advanced Hawkeye bị chậm 1 năm.
Máy bay chiến đấu F-35 Lightning
Là một sản phẩm khác của tập đoàn Lockheed Martin, F-35 là loại máy bay chiến đấu siêu thanh tàng hình dự kiến sẽ thay thế phần lớn đội bay đã có phần lạc hậu của quân đội Mỹ. Với giá thành 122 triệu USD(2.500 tỉ vnđ), F-35 Lightning sẽ mang lại nhiều sức mạnh tác chiến mới cho quân đội Hoa Kỳ.
Hệ thống giá treo bên dưới các cánh cho phép F-35 Lightning mang theo nhiều loại vũ khí mà chủ yếu là tên lửa không đối đất, không đối không, bom và các thùng nhiêu liệu phụ nếu cần thiết. Nó còn được trang bị một hệ thống pháo với cỡ nòng 25mm gắn bên trong thân hoặc hai bên cánh tùy theo từng phiên bản.
Máy bay V-22 Osprey
Có kiểu dáng và cách cất cánh giống với trực thăng nhưng cách bay và tầm hoạt động lại giống với máy bay cánh quạt, V-22 Osprey đã tạo ra nhiều bất ngờ khi nó xuất hiện lần đầu trong cuộc chiến Iraq năm 2007. Nó có khả năng cơ động trong việc cất và hạ cánh cũng như triển khai quân nên thường được sử dụng trong các nhiệm vụ yêu cầu tính cơ động cao.
Trong quá trình phát triển, V-22 Osprey đã cướp đi mạng sống của ít nhất 30 thủy quân lục chiến và thường dân bởi những sự cố trong quá trình thử nghiệm. Khi được đưa vào biên chế, mỗi chiếc V-22 Osprey có giá thành 118 triệu USD.(2.420 tỉ vnđ)
Máy bay chiến đấu EA-18G Growler
Với giá thành 102 triệu USD, EA-18G Growler là phiên bản thu gọn của máy bay chiến đấu F/A-18. Tuy nhiên, được bổ xung các thiết bị điện tử hiện đại giúp EA-18G Growler không chỉ có khả năng chống bị phát hiện mà nó còn có thể phá hủy hệ thống radar của đối phương trong quá trình bay và gây nhiễu thông tin liên lạc của địch. EA-18F Growler hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng.
F/A-18 Hornet
Được biên chế lần đầu trong những năm 1980, F/A-18 Hornet là máy bay chiến đấu hai động cơ làm nhiệm vụ tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không cũng như dưới mặt đất nhờ hệ thống vũ khí chuyên dụng. Với giá thành 94 triệu USD( 1.927 tỉ vnđ), F/A-18 Hornet đang được không quân nhiều quốc gia sở hữu.
Trịnh Duy
No comments:
Post a Comment